![]() |
"Lão bà" này là một YouTuber người Hàn Quốc, nổi tiếng với nhiều video ăn uống đặc sắc. Từ món truyền thống Hàn đến món Tây béo ngậy, bà đều đưa lên video của chính mình. Quay clip ăn uống đang là "hot trending" hiện nay, rất nhiều người đã lấy đó làm đề tài và mang lại lượng fan đáng kể cho mình.
Bên cạnh các video được thực hiện theo phong cách nấu nướng “siêu to khổng lồ”, những video được quay theo kiểu muk-bang (vừa ăn vừa ghi hình) cũng rất được lòng người xem.
Ví dụ gần gũi nhất là Quỳnh Trần JP, dù không đầu tư quá nhiều vào phần hình ảnh, nhưng các Vlog ăn uống của Quỳnh vẫn thu về lượt xem khủng nhờ cách nói chuyện duyên dáng, nhưng cũng không kém phần “mặn mà” của nữ YouTuber. Cụ bà 82 tuổi người Hàn Quốc cũng lựa chọn quay video vừa ăn uống vừa trò chuyện để phát triển sự nghiệp.
![]() |
Mỗi video trên kênh của bà đều hút một lượng lớn người xem
Cụ thể, cụ bà 82 tuổi này đang sở hữu kênh YouTube có tên “영원씨01seeTV”. Mỗi video được đăng tải trên kênh đều khá đơn giản, trong đó, cụ bà sẽ vừa trò chuyện với người xem, vừa thử hết một loạt các món ăn từ truyền thống cho đến hiện đại, từ món Tây cho đến món Trung Hoa.
![]() |
Chẳng hạn như video ăn thạch nho, bà đã “đút túi” hơn 3,5 triệu lượt xem và hút gần 85 ngàn lượt thích.
![]() |
Tuy tuổi của bà đã lớn, nhưng tâm hồn bà không hề già một chút nào.
Điều đặc biệt giúp bà trở nên khác biệt với những trang YouTube khác chính là sự vui vẻ, nụ cười tươi luôn trên môi. Vào trang YouTuber của bà, người xem luôn cảm nhận được sự lạc quan, năng lượng tích cực vô cùng tràn trề. Thêm vào đó, dù đã có tuổi nhưng bà vẫn rất “xì tin” không kém gì các cháu. Nhờ nguồn năng lượng tích cực của cụ bà mang lại, nhiều người cảm thấy có niềm tin hơn vào cuộc sống và thấy yêu đời hơn.
![]() |
Video của bà mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho khán giả.
Điều không ngờ là lượng follow kênh YouTube của cụ bà này tăng chóng mặt, hiện đã có 350.000 nghìn người hâm mộ theo dõi. Cùng xem thêm 1 số hình ảnh trên kênh “영원씨01seeTV”:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, 1977 Vlog nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ nhưng đi một con đường khác hẳn với những kênh khác như Bà Tân Vlog.
" alt=""/>Sau bà Tân, thêm một cụ bà 82 tuổi quay Vlog ăn uống làm 'dậy sóng' dân mạng‘Thông báo quá gấp’, là ý kiến của chị Vinh Hồng. ‘Công ty chồng tôi không thể xin nghỉ được nên ngày mai tôi phải nghỉ để trông 2 con (5 và 2 tuổi). Sắp tới, gia đình sẽ nhờ ông bà ở quê ra trông để vợ chồng đi làm’, người phụ nữ sinh năm 1988 nói.
Tương tự chị Hồng Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đã gọi điện cấp tốc điều động ông bà từ quê (Nam Định) lên để trông cháu.
‘Tính chất công việc của vợ chồng tôi thường xuyên phải lên công ty, cơ quan nên không thể nghỉ ở nhà trông. Trước đó, lo sợ dịch bệnh chúng tôi cũng đã chủ động cho con nghỉ học ở nhà từ sau Tết Nguyên đán’.
Bởi vậy, trước khi đi làm, chị Nhung ra chợ gần nhà mua thực phẩm dự trữ cho bà và cháu ăn trong ngày, để bà không phải ra khỏi nhà.
Khi về nhà, việc đầu tiên của anh chị cũng là bỏ khẩu trang, rửa tay... rồi mới trò chuyện với con.
Chị Thùy Hân (ở Hà Nội) cho biết, chị có 1 bé đang học năm cuối tiểu học vì vậy khi con được nghỉ học chị không quá lo lắng như những gia đình có con học mầm non.
‘Tôi cắm cơm và nấu thức ăn sẵn cho con. Sau đó, khi đi làm, mẹ có thể quan sát con qua camera. Đồng thời mẹ sẽ điều chỉnh các hoạt động của con qua điện thoại’.
Vào buổi trưa, phụ huynh này có thể về nhà để kiểm tra tình hình của con. Ngoài ra, chị Hân cũng chia sẻ thêm một giải pháp khác mà các phụ huynh cũng từng áp dụng hiệu quả.
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
‘Đó là các bố mẹ là gom nhau lại thành từng nhóm 3-4 nhà để luân phiên xin nghỉ hoặc làm việc ở nhà. Như vậy, mỗi người cũng chỉ phải xin nghỉ 1 buổi/tuần. Phương án này áp dụng trong thời gian 1-2 tuần tương đối khả thi’, chị Hân nói.
Đây là giải pháp mà nhóm gia đình anh Hải (ở chung cư Hà Đông, Hà Nội) cũng đang áp dụng.
‘Nhóm chúng tôi gồm 5 gia đình ở cùng tầng, tất cả có 9 cháu ở độ tuổi 8 - 12. Ngày mai, các cháu nghỉ học, chúng tôi đã cử 1 gia đình (vợ hoặc chồng) ở nhà trông các cháu. Ngày kia sẽ đến lượt gia đình khác.
Các gia đình đều chuẩn bị thức ăn cho con mình. Các cháu sẽ chơi hoặc làm bài tập, đọc sách… dưới sự giám sát của hàng xóm. Vì vậy sau khi có thông tin các con nghỉ học, chúng tôi không quá lo lắng’, anh Hải cho biết.
Không thể xin nghỉ, không nhờ được người trông hộ… một số phụ huynh đã xin công ty, cơ quan làm việc tại nhà. Chị Hà (SN 1988, Cầu Giấy, Hà Nội), nhân sự của một công ty nước ngoài, chia sẻ: ‘Từ tuần trước, khi có thông tin dịch virus corona, công ty chúng tôi đã chủ động cho nhân viên làm việc online.
Vì vậy, những phụ huynh có con nhỏ không quá căng thẳng mặc dù vừa trông con vừa làm việc sẽ vất vả hơn’, chị nói.
Tương tự, tối 2/2, sau khi có thông tin học sinh nghỉ học, một số công ty ở Hà Nội cũng chủ động có phương án hỗ trợ các nhân viên có con nhỏ.
Theo đó, từ 3/2 đến hết 9/2, các nhân sự có con nhỏ sẽ được làm việc theo hình thức online. Những người có nhu cầu sẽ đăng ký để thuận lợi cho công tác chấm công và phải đảm bảo tiến độ công việc được giao.
Những trung tâm thương mại, quán cà phê ở Hà Nội vốn đông khách vào cuối tuần, nay đã vắng vẻ hẳn do người dân tránh xa những chỗ đông người, sợ lây lan virus corona.
" alt=""/>Phụ huynh Hà Nội 'trăm phương nghìn kế' nghĩ cách trông con nghỉ họcĐược biết, nhóm tác giả chính là một đoàn làm phim bị mắc kẹt ở trung tâm thành phố Vũ Hán từ ngày 23/1 đến nay. Sau khi bị mắc kẹt ở ổ dịch và không thể tiếp tục công việc của mình, họ quyết định dùng chiếc camera để dựng lên một bộ phim tài liệu trong những giờ phút lịch sử này.
‘Các thành viên đều đang ở Vũ Hán… Họ muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa’ – Lan Bo, đạo diễn của đoàn phim chia sẻ. ‘Họ muốn ghi lại những gì đang diễn ra’.
Lan cũng cho biết, anh và cả nhóm đã phải hoãn dự án của mình lại vì dịch bệnh. Đó là lúc quay phim của đoàn là Xie Dan bắt đầu quay lại những hình ảnh xung quanh mình bằng chiếc điện thoại của anh. Rồi cả nhóm đặt tên cho bộ phim là ‘Đêm trường Vũ Hán’, và chia sẻ nó lên mạng.
Những hình ảnh thực sự ám ảnh về Vũ Hán thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Bộ phim được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, khiến đạo diễn Lan muốn phát triển nó thành một bộ phim tài liệu dài hơn.
![]() |
Lời bài hát 'Đất mẹ và tôi' vang lên trong phim |
‘Kể từ khi Vũ Hán bị phong toả, chưa có một video nào ghi lại toàn diện cuộc sống ở đây. Tôi cảm thấy đây sẽ là những hình ảnh có giá trị để tham khảo về mặt lịch sử và cho cả các bộ phim tài liệu khác’ – đạo diễn Lan nói.
Với bộ phim đặc biệt này, Lan và nhóm của mình sẽ tập trung kể câu chuyện về những con người bình thường đang bị xáo trộn cuộc sống vì dịch bệnh. Họ là những nhân viên y tế, tình nguyện viên và những người làm các công việc khác.
‘Tôi hi vọng mọi người sẽ nói sự thật, và họ có thể đối diện với ống kính một cách thành thực. Tôi hi vọng, chiếc máy quay của tôi sẽ không nói dối’ – vị đạo diễn chia sẻ.
![]() |
Đoàn làm phim đang phát triển bộ phim tài liệu ngắn thành một bộ phim đầy đủ và toàn diện hơn. |
Covid-19 hiện đã giết chết hơn 1.700 người ở Trung Quốc và lây nhiễm cho hơn 70 nghìn người trên toàn thế giới. Tuần trước, các nhà chức trách tiết lộ rằng dịch bệnh này đã lây nhiễm cho 1.716 nhân viên y tế, khiến 6 người tử vong. Chỉ tính riêng Vũ Hán đã có hơn 1.102 nhân viên y tế nhiễm bệnh.
Giữa đại dịch Covid-19, nhiều nhà báo chuyên nghiệp và tự do đang mắc kẹt ở Vũ Hán đã ghi lại những hình ảnh thực tế từ tâm dịch. Trong khi đó, những người ở vòng ngoài đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ Vũ Hán, bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh.
Lei là một trong số hàng ngàn tình nguyện viên lái xe giúp cư dân đang sống ở TP. Vũ Hán - trung tâm của dịch bệnh corona - di chuyển trong thành phố.
" alt=""/>Phim tài liệu ‘Đêm trường Vũ Hán' gây bão mạng xã hội Trung Quốc